Trang chủTin tứcNhững kiêng kỵ người viêm gan B cần lưu ý, nhất là...

Những kiêng kỵ người viêm gan B cần lưu ý, nhất là điều số 2

Khi bị viêm gan B, ngoài dùng thuốc theo chỉ định, người bệnh cần có kế hoạch ăn uống và sinh hoạt điều độ.

Kiêng ăn 2 bữa trong ngày: Ngoài phải cố gắng ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng, không nên quá kiêng cữ để duy trì sức khỏe, giúp phục hồi tốt chức năng gan tốt, người bị viêm gan phải chia nhỏ bữa ăn làm nhiều bữa trong ngày nhằm giảm áp lực tiết mật cùng một lúc trong thời gian dài cho gan.

Kiêng ăn các món nướng, chiên, xào: Dù có thích những món chiên xào nướng bạn cũng phải cực hạn chế ăn. Tuyệt đối không ăn nội tạng động vật vì khiến cơ thể nạp quá nhiều lượng đạm. Chúng cũng khiến lá gan đang bị bệnh phải làm việc vất vả hơn, nó sẽ làm cho gan càng trở nên mệt mỏi, suy yếu hơn. Chỉ nên ăn các món ăn luộc, hấp. Ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả tươi giúp tăng cường vitamin cho cơ thể.

Kiêng ăn uống tùm lum: Nếu bị viêm gan, bạn cần phải ăn uống đúng giờ. Tuyệt đối không được ăn uống tùm lum, thích lúc nào ăn lúc đó. Bởi vì khi ấy gan sẽ không hoạt động tốt, tăng sức ép cho gan. Nhất là không để cơ thể bị đói vì khi bị đói gan sẽ phải lấy các glucogen dự trữ để tiêu hao cho hoạt động của cơ thể. Điều này khiến gan trở nên mệt mỏi hơn.

Kiêng ăn ngoài hàng quán bên ngoài: Khi bị viêm gan B cũng đồng nghĩa với việc bạn phải kiêng rượu bia, thuốc lá, các chất phụ gia độc hại hay phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm. Do đó, để tránh được điều này, bạn nên tạo thói quen ăn uống tại nhà, tự nấu ăn, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn bày bán sẵn.

Cấm lười vận động: Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống thuốc điều trị viêm gan B, bạn nên tăng cường nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần, luyện tập thể dục thể thao như: đi bộ, dưỡng sinh, yoga… việc điều trị bệnh sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa.

Tại sao người bị viêm gan B cần ăn kiêng?

Theo các bác sĩ, trong các bộ phận của cơ thể, gan được xem như nhà máy chế biến thực phẩm thành các chất dinh dưỡng cần thiết. Bởi thế, khi mắc bệnh về gan, chế độ ăn uống không phù hợp sẽ làm bệnh lý càng nặng thêm. Chế độ ăn uống lúc này có vai trò rất lớn trong việc điều trị.

Ăn uống phải có sự cân đối giữa các thành phần như đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, việc nghỉ ngơi, điều tiết công việc, luyện tập thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe cũng hết sức cần thiết nhằm giúp bệnh mau hồi phục.

Chế độ dinh dưỡng đối với bệnh gan tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Trong trường hợp viêm gan cấp – tế bào gan bị phá hủy cấp tính, các hoạt động bình thường của gan có thể bị xáo trộn. Khi ấy cơ thể thường biểu hiện mệt mỏi và rối loạn tiêu hóa (chán ăn, ăn không tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, hay nôn ói).

Theo thống kê của Hiệp hội gan mật Việt Nam, nước ta có khoảng 10 đến 20% dân số mắc các bệnh về gan, trong đó viêm gan B chiếm đa số. Có khoảng 12 triệu người mắc viêm gan B. Đây là một con số đáng báo động, nếu viêm gan B không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang xơ gan, gây tử vong cho người bệnh.

 

RELATED ARTICLES