Trang chủThành phố Hồ Chí MinhChợ Lớn DowntownLỤ TẦU LỤ MỦ - GỌI BA MÁ NHƯ VẬY CÓ PHẢI...

LỤ TẦU LỤ MỦ – GỌI BA MÁ NHƯ VẬY CÓ PHẢI LÀ “HỖN” ?

LỤ TẦU LỤ MỦ – GỌI BA MÁ NHƯ VẬY CÓ PHẢI LÀ “HỖN” ?

Lụ Tầu Lụ Mủ (老竇老母) là một trong các cách gọi Ba Má trong tiếng Quảng Đông, bạn cũng dễ dàng bắt gặp cách gọi này trong các bộ phim TVB Hồng Kông. Tuy nhiên, có một số suy nghĩ cho rằng đây là cách gọi không hay, thậm chí có phần hỗn láo đối với các bật sinh thành của mình.

Mấy ai biết được cách gọi LỤ TẦU LỤ MỦ này lại bắt nguồn từ một tích xưa của người Trung Hoa.

※ LỤ TẦU (老竇 hoặc 老豆): là từ dùng để gọi ba hoặc cha, nghĩa là LÃO ĐẬU. Được bắt nguồn từ cuốn “Tam Tự Kinh – 三字經”, có một câu chuyện về ông Đậu Yến Sơn (竇燕山) rất coi trọng sự giáo dục con trẻ, thường dạy chúng thái độ đối nhân xử thế và đạo lý Thánh hiền. Năm người con của ông dưới sự dạy dỗ đều đỗ đạt, người quê ông không ai không ca tụng.
Con trưởng của Đậu gia là Đậu Nghi (竇儀), làm đến chức Lễ bộ thượng thư
Con thứ Đậu Nghiễm (竇儼), làm Lễ bộ thị lang
Con thứ ba Đậu Khản (竇儼), làm Tả bổ khuyết
Con thứ tư Đậu Xưng (竇侃), làm Tả gián nghị đại phu
Con thứ năm Đậu Hi (竇僖), làm Khởi cư lang.
Từ câu chuyện trên, Đậu Yến Sơn (竇燕山) trở thành người cha mẫu mực và người đời kính trọng lấy ông làm gương nên người Quảng Đông mới dùng từ Lão Đậu (老竇) để gọi cha mình. Có trường hợp dùng từ 老豆 (cũng được đọc là Lụ Tầu) để đơn giản hơn vì 竇 và 豆 đều là cùng âm .

※ LỤ MỦ (老母) : là từ dùng để gọi má hoặc mẹ . Cũng được nhiều người gọi chung với từ Lụ Tầu (老竇). 老母 có nghĩa là Lão Mẫu, người xưa cũng thêm từ Lão để thể hiện lòng kính trọng với mẹ.

Suy cho cùng từ LỤ TẦU LỤ MỦ (老竇老母) dùng để gọi cha mẹ đều có ý nghĩa kính trọng và cảm giác gần gũi hơn. Nhưng do hai từ này hay được chèn vào các câu chửi thề nên người đời dần dần nghe sẽ có cảm giác là bất kính hoặc hỗn láo .


– CHỢ TRỜI Ở CHỢ LỚN – CHOLON CONFESSIONS

RELATED ARTICLES