Trang chủTin tứcNikkei: Quân đội Myanmar cách chức thống đốc ngân hàng trung ương

Nikkei: Quân đội Myanmar cách chức thống đốc ngân hàng trung ương

Nguồn tin của Nikkei cho biết thống đốc Ngân hàng Trung ương Myanmar bị quân đội cách chức ngay sau vụ chính biến hồi đầu tháng, trong khi phó thống đốc đã bị bắt.

“Quân đội Myanmar rõ ràng đã cách chức cả thống đốc ngân hàng trung ương” là thông tin được lan truyền khắp trụ sở chính của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại quận Nihonbashi của Tokyo, theo Nikkei Asia.

Chưa có thông tin chính thức về số phận cựu lãnh đạo ngân hàng trung ương Kyaw Kyaw Maung, nhưng Phó thống đốc Bo Bo Nge đã bị bắt giữ, theo các nguồn tin.

Cũng theo nguồn tin, ông Than Nyein – là lãnh đạo ngân hàng trung ương dưới thời chính quyền quân sự và trước cuộc bầu cử tự do đầu tiên năm 2015 – được tái bổ nhiệm vào cương vị này.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, cũng như các ngân hàng trung ương trên thế giới, đang theo dõi sát tình hình Myanmar, để xem các lãnh đạo quân đội có tác động tới hợp tác song phương và khu vực về chính sách tiền tệ hay không.

Ngày 1/2, quân đội Myanmar giành kiểm soát các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của chính phủ. Ảnh: Reuters.

Ngày 1/2, quân đội Myanmar giành kiểm soát các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của chính phủ. Ảnh: Reuters.

Ngày 1/2, quân đội Myanmar giành kiểm soát các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của nước này, bắt giữ nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi và một số quan chức dân cử khác.

Diễn biến hiện nay gợi lại giai đoạn lịch sử trước đây của Myanmar, nằm dưới tay chính quyền quân sự trong nhiều thập kỷ, khi mà nước này đóng cửa đối với thế giới.

Sự cô lập chỉ dần mất đi khi quân đội nước này bắt đầu cho phép cải cách và đầu thập niên trước, và nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt vào Myanmar, vốn giàu tài nguyên thiên nhiên chưa được khai phá.

Về chính sách tiền tệ, Myanmar là thành viên của Sáng kiến Chiang Mai, trong đó các thành viên hỗ trợ nhau về thanh khoản trong thời kỳ khủng hoảng. Sáng kiến này ban đầu có Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và 5 nước Đông Nam Á; sau mở rộng ra toàn bộ Đông Nam Á, bao gồm Myanmar.

Việc đảo ngược tiến trình dân chủ có thể ảnh hưởng tới các khoản đầu tư tương lai vào Myanmar của Nhật Bản, vốn chiếm vai trò quan trọng trong tổng đầu tư nước ngoài vào Myanmar, theo Nikkei Asia.

RELATED ARTICLES