Trang chủCông nghệBí ẩn căn phòng chứa hổ phách trị giá nghìn tỷ đồng...

Bí ẩn căn phòng chứa hổ phách trị giá nghìn tỷ đồng chuyển đi chuyển lại rồi 'không cánh mà bay', để lại cho hậu thế câu hỏi khó giải đáp

Bí ẩn căn phòng chứa hổ phách trị giá nghìn tỷ đồng chuyển đi chuyển lại rồi 'không cánh mà bay', để lại cho hậu thế câu hỏi khó giải đáp

Đến nay rất nhiều người vẫn miệt mài đi tìm tung tích căn phòng hổ phách trị giá hàng ngàn tỷ đồng chứa đựng những tác phẩm kinh điển, có thể xem là một kì quan của thế giới hiện đại.

Catherine I, người vợ thứ hai của Sa hoàng Peter Đại Đế, là nữ hoàng đầu tiên của nước Nga. Tương truyền, trong cung điện của Nữ hoàng Catherine I có một căn phòng cực kỳ đặc biệt. Căn phòng được làm bằng vàng, từ trên trần xuống sàn được trang trí bằng các loại hổ phách quý, vàng khối, đá quý…

Trong gần 200 năm, căn phòng hổ Phách luôn làm lóa mắt tất cả du khách đến thăm Cung điện Catherine. Tuy nhiên, sau khi phát xít Đức xâm lược, căn phòng hoàn toàn biến mất. Toàn bộ 6 tấn hổ phách trị giá 140 triệu – 500 triệu USD “không cánh mà bay”.

Bức ảnh chụp căn phòng Hổ Phách năm 1931.

Bức ảnh chụp căn phòng Hổ Phách năm 1931.

Theo các nhà nghiên cứu, căn phòng hổ phách ban đầu được dựng tại Cung điện Berlin, nơi cư ngụ của vua Frederick Wilhelm I vào mùa đông. Căn phòng được thiết kế bởi nhà điêu khắc bậc thầy người Đức Andreas Schluter. Người thi công lắp hổ phách là nghệ nhân bậc thầy người Đan Mạch Gottfried Wolfram, sau đó là Ernst Schacht và Gottfried Turau đến từ Danzig.

Khi Peter Đại đế đến thăm căn phòng vào năm 1716, ông tỏ ra vô cùng hứng thú và choáng ngợp trước vẻ đẹp “vô tiền khoáng hậu” của công trình này. Khi đó, con trai của vua Frederick Wilhelm I đã quyết định dâng tặng món quà vô giá này cho Peter Đại Đế.

Căn phòng Hổ Phách trị giá hàng tỷ đô từng nằm trong Cung điện Catherine I ở Nga.

Căn phòng Hổ Phách trị giá hàng tỷ đô từng nằm trong Cung điện Catherine I ở Nga.

Khi về Nga, toàn bộ số hổ phách được sắp xếp trong Cung điện mùa đông ở St. Petersburg. Năm 1755, con gái Peter Đại Đế, công chúa Elizabeth, đã chuyển căn phòng hổ phách sang Cung điện Catherine. Đến thế kỷ 18, căn phòng được mở rộng một lần nữa. Trong suốt gần 200 năm tiếp theo, căn phòng hổ phách trở thành niềm tự hào nước Nga.

Đến năm 1941, khi Thế chiến II xảy ra, phát xít Đức tấn công Liên Xô, bắt đầu cướp bóc hàng chục nghìn tác phẩm nghệ thuật trong nước. Biết quân Đức sẽ cướp số hổ phách, nhiều người làm trong Cung điện Catherine đã cố tháo rời hổ phách để giấu đi. Tuy nhiên, do tuổi đời quá cao, số hổ phách đã khô cứng và dễ vỡ. Vì thế, quản gia lâu đài quyết định dựng bình phong để đánh lừa quân Đức.

Căn phòng được dát vàng từ trên xuống dưới.

Căn phòng được dát vàng từ trên xuống dưới.

Nỗ lực này bất thành. Quân Đức vẫn chiếm được căn phòng hổ phách quý hiếm và đưa toàn bộ mẫu vật về Konigsberg, nay là Kaliningrad.

Khi chiến tranh sắp kết thúc, quân Liên Xô phản công, quân Đức lại tháo dỡ căn phòng hổ phách một lần nữa, gói toàn bộ mẫu vật và giấu nó. Sau khi đánh bom tòa lâu đài, quân Liên Xô kết luận toàn bộ số hổ phách đã bị phá hủy.

Tuy nhiên, cho đến nay, tin đồn về căn phòng hổ phách vẫn còn tồn tại trên thế giới. Có ý kiến cho rằng quân Đức đã kịp di chuyển toàn bộ hổ phách ra khỏi lâu đài trước khi bị đánh bom. Có giải thiết thì cho rằng dưới tòa lâu đài có hầm ngầm và hiện số hổ phách vẫn ở đó.

Quý giá nhất trong phòng là số hổ phách quý hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu USD.

Quý giá nhất trong phòng là số hổ phách quý hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu USD.

Đến năm 1979, Liên Xô cho xây dựng một bản sao căn phòng hổ phách dựa trên bản vẽ gốc. Dự án mất 24 năm để hoàn thành.

Tháng 6/2016, một số nhà nghiên cứu cho biết đã tìm được số dấu vết được cho là hổ phách tại lô cốt cũ của Đức khi đóng quân ở Ba Lan. Một lần nữa, truyền thuyết về căn phòng hổ phách lại gây rung động giới khoa học.

Căn phòng hổ phách từng là niềm tự hào của nước Nga.

Căn phòng hổ phách từng là niềm tự hào của nước Nga.

Sau khi bị phát xít Đức đánh chiếm, toàn bộ mẫu vật hổ phách trong phòng mất tích.

Sau khi bị phát xít Đức đánh chiếm, toàn bộ mẫu vật hổ phách trong phòng mất tích.

Nguồn: Amusing Planet

RELATED ARTICLES