Trang chủCông nghệBộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần...

Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng

Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng

Đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã nửa nhiệm kỳ, ông Hầu A Lềnh nói trăn trở của bản thân chung với trăn trở của bà con dân tộc thiểu số.

Chiều 6/6, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Hầu A Lềnh trả lời chất vấn trước Quốc hội. Phiên chất vấn có 69 đại biểu đăng ký tham gia.

Nỗ lực để bà con tiếp nhận được chính sách

Phát biểu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh chia sẻ công tác dân tộc là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài và cấp bách của Đảng, Nhà nước. Các quy định chính sách trong lĩnh vực này cũng liên quan nhiều ngành, lĩnh vực.

Bộ trưởng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm tạo sự phát triển cho cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số có bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao.

Bên cạnh đó, ông Lềnh cho biết chương trình mục tiêu quốc gia được thiết kế với 10 dự án thành phần có sự tham gia của nhiều bộ ngành, đã được triển khai trên 51 tỉnh, thành, nhằm đạt mục tiêu tích hợp chính sách, thu gọn đầu mối quản lý, đảm bảo nguồn lực tập trung, đầu tư có trọng tâm trọng điểm.

Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh lần đầu tham gia chất vấn (Ảnh: Quochoi.vn).

Tuy nhiên, Bộ trưởng thẳng thắn nhìn nhận việc thực hiện chính sách dân tộc còn chậm; đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là còn bất cập trong hệ thống văn bản hướng dẫn khiến các chương trình mục tiêu quốc gia chậm được triển khai.

Với phiên đăng đàn lần này, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết sẵn sàng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về 4 nhóm vấn đề quan trọng liên quan lĩnh vực quản lý của Ủy ban Dân tộc.

Tham gia chất vấn, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (đoàn Lạng Sơn) nói, đến nay Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã đảm nhận nửa nhiệm kỳ. “Nếu chọn một vấn đề mà Bộ trưởng quan tâm và trăn trở thì đó là gì? Bộ trưởng đã làm gì để giải quyết trăn trở đó?”, đại biểu hỏi.

Đối thoại - Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng (Hình 2).

Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa (Ảnh: Quochoi.vn).

Trả lời, Bộ trưởng Hầu A Lềnh cảm ơn đại biểu đưa ra câu hỏi “rất dễ nhưng cũng rất khó trả lời”. Ông cho biết trong quá trình công tác từng kinh qua nhiều vị trí nhưng vị trí nào cũng gắn với lĩnh vực dân tộc.

“Bản thân tôi cũng là người dân tộc thiểu số nên cảm xúc ở mỗi vị trí công việc khác nhau. Nhưng hiện nay với tư cách Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tôi nghĩ việc số một là phải hoàn thành nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong triển khai các công tác, chính sách dân tộc”, ông Lềnh nói và khẳng định, sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ.

Chia sẻ về vấn đề trăn trở, Bộ trưởng Lềnh nói trăn trở của ông chung với trăn trở của bà con dân tộc thiểu số. “Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đang dần hoàn thiện nhưng điều tôi suy nghĩ nhất là dù chính sách nhiều đến đâu, nguồn lực nhiều đến đâu mà bà con không nhận thức được, không tiếp nhận được, không đồng lòng cùng thực hiện thì sẽ không thành công”, ông nói.

Bộ trưởng cho rằng cần phải để người dân cảm nhận được chính sách, chung tay cùng thực hiện chính sách. Để làm được điều này, Bộ trưởng nói không gì quan trọng hơn giáo dục.

“Bà con phải biết tiếng Việt, phải biết về khoa học kỹ thuật… thì mới tiếp nhận được chính sách, cùng với đó là công tác của các cơ quan đoàn thể thì mới giải quyết được và đây cũng là bài học tốt trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc”, Bộ trưởng Hầu A Lềnh chia sẻ.

Đang nghiên cứu Luật Dân tộc

Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) nêu câu hỏi về Nghị định 05 về công tác dân tộc đã ban hành 12 năm nhưng có nhiều bất cập, Ủy ban Dân tộc đã tham mưu Chính phủ sửa đổi hay chưa?

Đối thoại - Bộ trưởng Hầu A Lềnh nói điều trăn trở nhất khi lần đầu ngồi ghế nóng (Hình 3).

Đại biểu Ma Thị Thuý (Ảnh: Quochoi.vn).

Câu hỏi này, Bộ trưởng cho biết Nghị định 05 ban hành từ năm 2011 và đã trải qua hai lần đại hội, các chính sách dân tộc và công tác dân tộc đã được các bộ ngành triển khai nghiêm túc.

Trong 12 năm qua, các bộ ngành đã ban hành 415 văn bản để triển khai nghị định này; các địa phương đã ban hành 711 văn bản.

Tuy nhiên, sau quá trình rà soát và đánh giá, Ủy ban Dân tộc thấy rằng sau khi Nghị định 05 ra đời năm 2011 thì Hiến pháp năm 2013 ban hành sau, tiếp theo đó là kết luận 65 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 88 và 120.

Vì vậy nhiều chủ trương chính sách khác liên quan vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phải được cập nhật và bổ sung. Một số vấn đề thực tiễn cần phải được điều chỉnh.

Qua đánh giá việc thực hiện Nghị định 05, Ủy ban Dân tộc báo cáo Thủ tướng và hiện Thủ tướng đã giao chính thức cho Ủy ban chủ trì để cùng các bộ ngành tổng kết Nghị định 05 và đề xuất điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung. Ủy ban Dân tộc sẽ trình Chính phủ các nội dung sửa đổi này trong năm 2023.

Đại biểu Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng) đặt câu hỏi: Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm xây dựng, thực thi chính sách dân tộc, nhưng thực tế vẫn luôn phát sinh bất cập. Có ý kiến cho rằng cần sớm nghiên cứu ban hành luật hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Bộ trưởng có suy nghĩ gì về ý kiến trên?

Ông Hầu A Lềnh cho biết, từ năm 2017, Ủy ban Dân tộc đã trình đề nghị xây dựng Luật Dân tộc. Sau hai nhiệm kỳ, đã tổ chức nhiều hội thảo, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XVIII.

Tuy nhiên, lĩnh vực dân tộc liên quan nhiều lĩnh vực khác nhau nên để đảm bảo xây dựng luật phù hợp, thống nhất, không chồng chéo luật khác thì cần thời gian nghiên cứu, chưa trình được.

“Quan điểm của tôi có được luật thì tốt, cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng chính sách, nhưng cần căn cơ, đầy đủ vì lĩnh vực này không phải pháp luật chuyên ngành”, ông Hầu A Lềnh chia sẻ.

Bộ trưởng cho biết thêm, thực hiện Kết luận 65 của Bộ Chính trị, Đảng đoàn Quốc hội giao nhiệm vụ nghiên cứu Luật Dân tộc trong khoá này do Hội đồng Dân tộc chủ trì nghiên cứu. Ủy ban Dân tộc sẽ chuyển hồ sơ nghiên cứu trước đây, đồng thời phối hợp thực hiện.

RELATED ARTICLES