Thường xuyên bị hạ canxi, người phụ nữ 43 tuổi đã mua canxi về nhà tự tiêm, hậu quả phải nhập viện cấp cứu.
Theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang, bệnh nhân đã nhập viện trong tình trạng khó thở, mệt mỏi, chân và tay có nhiều nốt hoại tử.
Sau khi khai thác tiền sử bệnh được biết bệnh nhân có tiền sử từng mổ tuyến giáp 7 năm trước, từ đó đến nay thường xuyên bị hạ canxi với triệu chứng co quắp cơ tay chân, người yếu mệt, chóng mặt. Từ đó, bệnh nhân đã mua canxi về nhà để tự tiêm mỗi khi có triệu chứng.
Tuy nhiên, canxi phải được tiêm vào tĩnh, còn bà không biết và không tìm được ven nên đã tự tiêm vào bắp, các cơ ở chân, tay. Sau đó, các nốt tiêm xuất hiện đốm đỏ nâu, thâm đen. Dần dần nốt tiêm hình thành các nốt sẹo, hoại tử chi chít ở tay và chân.
Sau mỗi lần tiêm canxi, tại vị trí tiêm xuất hiện các đốm đỏ nâu, thâm đen, dần dần, các nốt tiêm đã hình thành các nốt sẹo, hoại tử.
“Việc tự tiêm canxi vào cơ có thể gây những hậu quả nghiêm trọng, với nhiều rủi ro như vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm, viêm tắc mạch máu, hoại tử mô, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh”, bác sĩ khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa Tuyên Quang cảnh báo.
Theo các bác sĩ, Canxi dạng tiêm cần được tiêm vào tĩnh mạch mà không được tiêm bắp hay dưới da, phải đúng liều lượng cần thiết và phù hợp với từng thể trạng của người bệnh. Không tự ý tiêm hoặc uống canxi nếu không có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra, bác sĩ cho biết tự tiêm canxi vào cơ có thể gây những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, với nhiều rủi ro như vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm nhiễm, viêm tắc mạch máu, hoại tử mô.
Tình trạng này có thể nhiễm khuẩn huyết ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Ngoài ra, tiêm canxi vào cơ không đảm bảo cơ thể hấp thụ và sử dụng hiệu quả. Bệnh nhân có vấn đề về sức khỏe liên quan đến canxi hoặc bất kỳ vấn đề nào khác, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.