Trang chủTin tứcTuyển Việt Nam cần làm gì để thắng Nhật Bản?

Tuyển Việt Nam cần làm gì để thắng Nhật Bản?

Tuyển Việt Nam cần làm gì để thắng Nhật Bản?

Đối đầu Nhật Bản tại loạt trận 5 bảng B vòng loại World Cup 2022 sẽ tiếp tục là một thử thách lớn nữa của ông Park Hang Seo và tuyển Việt Nam.

Dù chịu nhiều sức ép sau chuỗi thành tích không mấy ấn tượng, tuyển Nhật Bản chắc chắn vẫn là đối thủ ở đẳng cấp cao hơn rất nhiều so với Việt Nam. Vậy làm sao để đội chủ sân Mỹ Đình có thể tạo ra khó khăn cho đối thủ đến từ xứ sở mặt trời mọc?

Cách tấn công của Nhật Bản

Về sơ đồ thi đấu, Nhật Bản có thể áp dụng nhuyễn cả hai dạng 4-3-3 và 4-2-3-1. Ở cả hai sơ đồ này, Nhật đều ưu tiên kiểm soát bóng một cách ổn định trước khi phát triển tấn công.

Nếu không gặp sức ép quá lớn, các hậu vệ Nhật sẽ luân chuyển bóng theo hình chữ U từ trái qua phải để lấn dần vào phần sân đối thủ. Tại thời điểm đó, các cầu thủ tấn công của Nhật chủ yếu sẽ chọn vị trí bó vào bên trong hơn là mở rộng.

Hàng hậu vệ của Nhật mở rộng để lân chuyển bóng, trong lúc các cầu thủ tuyến trên co vào trung lộ.

Hàng hậu vệ của Nhật mở rộng để lân chuyển bóng, trong lúc các cầu thủ tuyến trên co vào trung lộ.

Cách chơi này của Nhật đưa ra bài toán đầu tiên cho đối thủ. Việc các cầu thủ Nhật xuất hiện số đông tại trung lộ đồng nghĩa rằng nếu đối thủ không co lại để bảo vệ trục dọc giữa sân, Nhật sẽ có cơ hội để xuyên phá bằng lợi thế về số lượng.

Tuy nhiên, bài toán này không khó để giải quyết bởi nếu hệ thống phòng ngự co lại và che chắn giữa sân, chính Nhật lại thiếu đi khả năng để mở rộng diện tích chơi bóng. Họ phụ thuộc vào các hậu vệ biên. Yuto Nagatomo hay Hiroki Sakai là những cỗ máy bền bỉ, nhưng cả hai đều không có khả năng tạo đột biến cao thực sự.

Hai hậu vệ biên của Nhật dâng cao để giữ khả năng tấn công chiều rộng.

Hai hậu vệ biên của Nhật dâng cao để giữ khả năng tấn công chiều rộng.

Điều quan trọng là dường như chính các cầu thủ của Nhật cũng không thực sự chú trọng quá nhiều vào các bài đánh biên. Có lẽ bởi họ cũng hiểu rằng các quả tạt bổng từ hai hậu vệ biên không mang đến lợi thế cho họ.

Ông Moriyasu gặp nhiều chỉ trích trong nước chính ở điểm này: Ông cho phép các cầu thủ thực hiện rất nhiều đường bấm bóng bổng trực diện từ trung vệ lên các vị trí tấn công. Các bài miếng đập nhả thường đến từ khả năng cá nhân của các cầu thủ hơn là sự sắp xếp và chỉ đạo của ban huấn luyện.

Các pha bấm bóng bổng của Nhật khi không thể tìm được cách xuyên phá.

Các pha bấm bóng bổng của Nhật khi không thể tìm được cách xuyên phá.

Chính vì vậy, việc đầu tiên mà thầy trò Park Hang Seo cần làm là lưu ý che chắn kín trung lộ trong mọi lúc. Đây sẽ là khu vực mà các tiền vệ và tiền đạo của Nhật tập trung số đông. Và chúng ta đều hiểu về kỹ thuật và khả năng đập nhả tốc độ cao đáng nể của họ.

Lại nói về những pha bóng bổng, Quế Ngọc Hải và đồng đội cần đặc biệt cẩn trọng với các trung vệ của Nhật bởi họ đều là những chân phát động đáng nể. Maya Yoshida, Takehiro Tomiyasu, Ko Itakura đều sở hữu kỹ thuật rất tốt. Trước các đối thủ đẩy lên khu vực giữa sân và để lộ khoảng trống sau lưng hàng hậu vệ, Nhật đã tìm được bàn thắng không ít lần.

Những pha phất dài ấn tượng của trung vệ Nhật Bản.

Những pha phất dài ấn tượng của trung vệ Nhật Bản.

Mũi khoan Junya Ito

Trong một hệ thống thiếu thốn những phương án hoạt động hiệu quả, Nhật vẫn tích lũy được điểm số nhờ sự xuất sắc của các cá nhân nhất định.

Người đầu tiên phải kể đến Junya Ito. Với 3 bàn đã ghi trong 4 trận cho Nhật trong năm 2021, chàng trai tóc nhuộm vàng đang là nguồn cảm hứng thực sự để cứu rỗi đội bóng xứ Phù Tang.

Ito không phải một cầu thủ xuất sắc về kỹ thuật. Khả năng chuyền và sút bóng của anh chỉ ở mức trung bình. Thứ giúp cho Ito trở nên lợi hại là tốc độ như một chiếc xe đua.

Những cú dốc bóng tốc độ của Ito ở biên phải luôn gây khó dễ cho bất kỳ đối thủ nào.

Những cú dốc bóng tốc độ của Ito ở biên phải luôn gây khó dễ cho bất kỳ đối thủ nào.

Ở trận đấu giữa Nhật và Australia, những pha bắt tốc của Ito là vũ khí chính của “Samurai xanh”, kết hợp với khả năng cài người và làm tường tốt của Yuya Osako.

Ito kết hợp cùng khả năng làm tường tốt của Osako.

Ito kết hợp cùng khả năng làm tường tốt của Osako.

Hiroki Sakai và Ito cũng có những pha phối hợp với nhau để khai thác tốc độ của Ito với các quả nhả bóng và lốp qua hàng thủ.

Sakai chuyền bổng vượt hậu vệ để Ito di chuyển.

Sakai chuyền bổng vượt hậu vệ để Ito di chuyển.

Ngoài Ito, Takuma Asano cũng là một cầu thủ giàu đột biến với những cú bứt phá tương tự.

Tổ chức áp sát từ giữa sân

Một đặc điểm khác của Nhật Bản là việc họ sẵn sàng triển khai áp sát nhưng chỉ xuất phát từ khu vực giữa sân.

Cụ thể, Nhật sẽ co về gần vòng tròn giữa sân khi chưa đủ người và khi hàng hậu vệ chưa sẵn sàng. Sau khi đã sẵn sàng, họ bắt đầu đẩy lên áp sát với áp lực rất đồng bộ. Thậm chí, họ sẵn sàng đẩy lên áp sát đến tận thủ môn đối thủ.

Nhật ban đầu sẽ không áp sát lẻ từ trên cao, nhưng sẽ gây áp lực rất đồng bộ từ giữa sân và đẩy lên.

Nhật ban đầu sẽ không áp sát lẻ từ trên cao, nhưng sẽ gây áp lực rất đồng bộ từ giữa sân và đẩy lên.

Dù vậy, điểm yếu của Nhật là việc 4 hậu vệ hầu như không tham gia mà chỉ đứng dàn hàng phía sau. Chính vì vậy, áp lực của họ hoàn toàn có thể bị loại bỏ bằng một cú câu bóng vượt tuyến.

Kết luận

HLV Hajime Moriyasu đang gặp nhiều áp lực từ giới mộ điệu trong nước vì lối chơi có phần đơn điệu nói trên. Nhật Bản của năm 2021 không thực sự là đội bóng có nhiều bài vở như ấn tượng về các đội tuyển Nhật trước đây. Dù vậy, trước Việt Nam, khoảng cách về trình độ sẽ xóa bớt những hạn chế hiện tại của Nhật Bản.

HLV Park vẫn có thể lựa chọn những chi tiết chiến thuật cần thiết để gây khó khăn cho đối thủ: bịt kín trung lộ, thắt chặt cự li giữa các tuyến phòng ngự, lùi hệ thống thấp hơn và kiên nhẫn. Sau cùng, việc chúng ta sử dụng trái bóng như thế nào khi giành được vẫn sẽ là điều quan trọng nhất. Nhật sẽ không đẩy lên áp sát quá mạnh mẽ ngay từ đầu mỗi pha bóng. Và vì vậy, sẽ có vài giây để Ngọc Hải và đồng đội tổ chức.

Đó có thể là khoảng thời gian quý giá cho những hy vọng của tuyển Việt Nam.

RELATED ARTICLES