Trang chủThành phố Hồ Chí MinhChợ Lớn DowntownVÌ SAO CHỮ ĐƯỜNG HAY XUẤT HIỆN TRONG TÊN CÁC NHÀ THUỐC...

VÌ SAO CHỮ ĐƯỜNG HAY XUẤT HIỆN TRONG TÊN CÁC NHÀ THUỐC BẮC ?

VÌ SAO CHỮ ĐƯỜNG HAY XUẤT HIỆN TRONG TÊN CÁC NHÀ THUỐC BẮC ?

VÌ SAO CHỮ ĐƯỜNG HAY XUẤT HIỆN TRONG TÊN CÁC NHÀ THUỐC BẮC ?

Thời xưa, các cửa hàng buôn bán thường được gọi là “quán” hoặc “điếm”. Chữ ĐƯỜNG – 堂 trong tiếng Hán là có ý chỉ nhà lớn, phủ quan… Chỉ riêng các nhà thuốc là thường lấy chữ ĐƯỜNG – 堂 này để đặt tên: “Hạnh Lâm Đường”, “Tế Sinh Đường”… Chữ “Đường” này thực ra ẩn chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc và có nguồn gốc từ thời thánh y Trương Trọng Cảnh (張仲景)

Trương Cơ (張機) , tự Trọng Cảnh (仲景), là một thầy thuốc sống vào cuối thời Đông Hán (khoảng thế kỷ thứ 2). Ông được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất của lịch sử Đông y vì những đóng góp mang tính hệ thống về cả lý luận và thực nghiệm, tuy nhiên tiểu sử của Trương Trọng Cảnh lại ít được biết tới. Chữ ĐƯỜNG – 堂 trong tên các nhà thuốc hiện nay chính là từ câu chuyện của ông mà lưu truyền lại.

Là thầy thuốc danh tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Quốc, sau đó Trương Trọng Cảnh đương thời giữ một chức quan thái thú ở Trường Sa, Hồ Nam. Lúc này, nơi đây đang có bệnh dịch lưu hành, rất nhiều người nghèo khổ mến mộ danh tiếng đến tìm ông để chữa trị. Ông không hề tỏ ra là người có chức quyền, không cao ngạo, người bệnh nào tìm đến, ông cũng tiếp đón nhiệt tình, tận tâm chẩn trị, không từ một ai.

Tuy nhiên, thời bấy giờ làm quan không được phép tùy tiện đến nơi ở của dân thường. Vậy là Trọng Cảnh nghĩ ra một biện pháp vẹn cả đôi đường, ông lấy phủ quan để chữa bệnh cho dân. Ban đầu, sau khi giải quyết xong việc công, ông ra hậu đường (nhà sau) khám chữa bệnh cho người dân, dần dần ông hoàn toàn chuyển lên đại đường (nhà lớn), công khai chuẩn trị, tạo ra tiền lệ danh y ngồi khám bệnh tại đại đường. Sau nữa, ông định ra ngày mồng 1 và 15 hàng tháng, mở rộng nha môn, nhưng không thẩm án, mà chữa bệnh cho mọi người. Việc làm của ông đã trở thành giai thoại truyền đến muôn đời sau.

Về sau, người đời để ghi nhớ công ơn của vị thánh y nhân đức, cũng là để biểu thị sự tôn kính của nghề y, đều gọi những người ngồi trong nhà thuốc trị bệnh thành TOẠ ĐƯỜNG Y SINH (坐堂醫生) tức là người thầy thuốc ngồi ở nhà lớn. Các thầy thuốc Đông y cũng gắn chữ ĐƯỜNG – 堂 vào tên nhà thuốc của mình.

Theo nguồn thông tin: Thụy Phong

RELATED ARTICLES