SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁCH ĐẶT TÊN CON CỦA NGƯỜI VIỆT & NGƯỜI HOA ?
– Các hoàng đế Trung Quốc không lấy họ để đặt tên cho triều đại còn vua Việt Nam lấy họ của mình đặt tên cho triều đại. Ví dụ: Vua đời Hán họ Lưu, đời Đường là người họ Lý, đời Tống là họ Triệu, đời Minh họ Chu…Còn vua Việt Nam thì họ gì đặt tên triều đại đó.
– Người Hoa thường có cách đặt tên con bằng cách lặp lại chữ ví dụ: Sương Sương, Ái Ái, Minh Minh… Cách đặt này thường dùng cho tên nữ.
– Người Hoa rất kị việc cha con, chú cháu, bác cháu dùng chung tên lót vì đó là trái với tông ti trật tự.
– Người Hoa cũng có tục lệ đặt tên các con hai chữ khác đầu nhưng giống nhau chữ cuối ví dụ Trí Văn, Kiến Văn, Tụng Văn…
– Người Hoa rất ít khi đặt tên con gái là Thảo, Mai, Lan, Cúc, Trúc, Đào, Liễu… vì đó là tên dùng để đặt cho nha hoàn hoặc nữ tì trong thời phong kiến. Riêng trúc là biểu tượng của người quân ƭử, không đặt cho con cái.
– Tên nam nữ trong tiếng Hoa hiện đại không có sự khác biệt về giới tính rõ ràng như tên người Việt. Để phân biệt, thường cha mẹ sẽ thêm bộ “thảo” đầu cho con gái, còn về ý nghĩa cũng như nhau.
– Người Việt trong quá trình bị bắt nhận họ của người Hoa đã tránh lấy những họ như Mã, Ngưu, Cẩu, Kê, Miêu.
– Người Hoa ít khi đặt tên xấu cho con ở nhà như người Việt như Tèo, Tí, Cu, Mén… vì tên tục đã là tên gọi ở nhà cho đứa trẻ.
– Họ Kép của người Hoa là một họ gồm hai chữ, còn họ kép của người Việt thường là ghép giữa họ cha và họ mẹ.
– Người Việt con trai lại hay lót chữ “Văn” (文) và con gái hay lót chữ “Thị” (氏) còn người Hoa thì không có.
– Người Hoa thường không đặt tên con 4 chữ vì số 4 (四 – đọc là xi) trùng âm với từ ᴄɦếƭ (死 – đọc là xỉ).
Nguồn : Vien Huynh